Trường Tiểu học Nguyễn Huệ tổ chức tập huấn về giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo và phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” cấp Tiểu học


      Thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013. Hôm nay, ngày 16 tháng 3 năm 2013 tại trường Tiểu học Nguyễn Huệ  tổ chức tập huấn về giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo và phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột" cấp Tiểu học cho toàn thể giáo viên trong toàn trường với sự tham gia hướng dẫn của đồng chí Dương Thị Thật và đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền – Giáo viên nhà trường nhà trường.

    Đồng chí Dương Thị Thật trình bày sơ lược về Phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” là phương pháp dạy hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm, thông qua cách học sinh chia nhóm để tự làm, tự trao đổi, nghiên cứu, quan sát để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề trong cuộc sống. Người thầy chỉ đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn. Ưu điểm của phương pháp này là ngoài dạy kiến thức, giáo viên còn dạy học sinh cách tự học, tự khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu cuộc sống xung quanh. Đồng thời, tạo sự ham muốn khám phá, say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp "Bàn tay nặn bột" còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói, viết, làm việc nhóm, … và hình thành năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh.

     Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền – tổ trưởng tổ 2+3 tập huấn Giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo cấp tiểu học đây là phương pháp dạy học tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo. Qua buổi tập huấn cán bộ quản lý và giáo viên nắm được những nội dung cơ bản về giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo và lồng ghép vào giảng dạy thực tế ở trường học, tuyên truyền cho học sinh về tầm quan trọng của tài nguyên và môi trường biển, đảo giúp học sinh nâng cao hiểu biết về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo của nước ta; từ đó thêm yêu mến và tự hào về Tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ vùng biển, đảo quê hương...

  

Toàn thể cán bộ giáo viên tham gia buổi tập huấn    

        Sau một buổi học tập và làm việc hết sức tích cực, Bản thân mỗi cán bộ giáo viên tự trang bị cho mình một hành trang kiến thức về phương pháp mới cũng như kiến thức về biển, hải đảo của quê hương. Hy vọng sau buổi tập huấn, với sự hỗ trợ của các đồng chí giáo viên cốt cán, sự cố gắng nỗ lực của tập thể đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường, việc áp dụng về giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo và phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” cấp Tiểu học cho toàn thể giáo viên trong toàn trường đạt hiệu quả tốt nhất.

                                                                                                                    

                                                                                        - CTV Phạm Thị Hương-

 

 

 

 

 

 

 

    

 



Mới nhất